Ứng dụng của siêu âm trong máy điều trị siêu âm đa tần ITO US-750

  21-10-2021

Ứng dụng của siêu âm trong điều trị

Trong các khoa Vật lý trị liệu, siêu âm được sử dụng trong điều trị có công suất từ  0,1 - 3W/cm2. Khi tác động lên tổ chức, chúng gây ra ba hiệu ứng: hiệu ứng cơ học, hiệu ứng hóa học và hiệu ứng nhiệt. Từ các hiệu ứng cơ bản trên, siêu âm có các tác dụng sau:

+ Tăng tuần hoàn máu cục bộ do tăng nhiệt độ, tăng tính thấm của mạch máu và tổ chức.

+ Giãn cơ do kích thích trực tiếp của siêu âm lên các cảm thụ thần kinh.

+ Tăng tính thấm của màng tế bào, tăng tính khuếch tán và thẩm thấu qua màng do tăng giao động của các phần tử và biến đổi áp suất luân phiên giữa các vùng tổ chức. Do đó siêu âm có tác dụng làm tăng hấp thu dịch nề, tăng trao đổi chất, tăng dinh dưỡng và tái sinh tổ chức.

+ Giảm đau do tác dụng trực tiếp lên cảm thụ thần kinh.

Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định

- Chỉ định trong các bệnh co thắt cơ do thần kinh:

+ Co thắt phế quản: hen phế quản, viêm phế quản co thắt; điều trị vào vùng liên sống  bả.

+ Co thắt các mạch máu ngoại vi: hội chứng Reynaud.

+ Co thắt cơ do đau, lạnh.

+ Đau do phản xạ thần kinh, viêm dây thần kinh.

- Các bệnh có nguyên nhân giảm dinh dưỡng chuyển hóa:

+ Các chấn thương sau 3 ngày, các vùng sẹo xấu kém nuôi dưỡng.

+ Các vùng sưng nề do chấn thương giai đoạn hấp thu dịch nề, do các ổ viêm cũ.

- Làm mềm sẹo

- Siêu âm dẫn thuốc:

Dưới tác dụng của siêu âm làm tăng tính thấm và khuếch tán của các ion qua các màng bán thấm. Người ta pha các thuốc vào chất tiếp xúc giữa đầu phát siêu âm và da rồi dùng siêu âm để đưa thuốc vào tại chỗ. Các ion thuốc được đẩy vào và tích lũy lại ở biểu bì và khuếch tán dần vào cơ thể giống như làm điện di ion thuốc bằng dòng điện một chiều. Các thuốc thường dùng là mỡ hydrocortisol, mỡ nọc rắn, mỡ profenid, mỡ kháng sinh...

- Siêu âm tạo khí dung trong điều trị các bệnh mũi, họng, đường hô hấp.

Chống chỉ định

- Các vùng không được điều trị bằng siêu âm: não, tủy sống, cơ quan sinh dục, thai nhi.

- Vùng điều trị có mang các vật kim loại hoặc vật rắn (đinh, nẹp vít...).

- Các khối u (cả u lành và u ác tính).

- Giãn tĩnh mạch và viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch.

- Các vùng đang chảy máu và có nguy cơ chảy máu như dạ con thời kỳ kinh nguyệt, chảy máu dạ dày, các vết thương mới, các chấn thương có tụ máu...

- Các ổ viêm nhiễm khuẩn vì có thể làm vi khuẩn lan rộng.

- Giãn phế quản: không điều trị vào vùng liên sống - bả.

- Các chấn thương mới trong 3 ngày đầu.

Bài viết liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

  • -

    0982 612 136
  • -

    0982 612136

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn