Hướng dẫn sử dụng thanh song song tập đi

  21-10-2021

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THANH SONG SONG TẬP ĐI

VỚI 6 BÀI TẬP CƠ BẢN

CHỨC NĂNG :

Thanh song dùng chủ yếu dùng để tập đi và tập thăng bằng. Thường được sử dung trong các trường hợp sau:

- Tập đi cho người bị yếu - liệt chi dưới ( liệt bán thân, liệt hạ chi, gãy xương...)

- Tập tăng sức chịu đựng chân yếu ở tư thế đứng, tập chịu sức đều 2 chân khi đứng/đi và sức chịu đựng cơ thể

- Tập kiểm soát khung chậu, khớp hông, gối, khớp cổ chân

- Tập kiểm soát khớp hông, gối, khớp cổ chân khi đứng/đi

- Tập tăng khả năng điều hợp khi đi

- Tập thăng bằng cho người hạn chế về vận động

- Tập mạnh chi trên, tập thăng bằng.

- Tập sử dụng chân giả - Tập dáng đi cơ bản ...

- Giúp người bệnh tự tin, giảm lo âu hơn khi tập luyện.

- Là dụng cụ hỗ trợ cực kì quan trọng cho người khuyết tật trong bước đầu tập đi và tập luyện dáng đi cho người bệnh, góp phần vào chỉnh sửa dáng đi đúng, dáng đi đẹp cho người bệnh.

CHỈ ĐỊNH THƯỜNG GẶP :

- Bệnh nhân tai biến mạch máu não, viêm não, chấn thương sọ não

- Bệnh nhân parkinson, Guillain Barre

- Bệnh nhân yếu/liệt chi dưới

- Bệnh nhân viêm đa rễ dây thần kinh

- Bệnh nhân tổn thương thần kinh trung ương dẫn đến kém điều hợp

- Bệnh nhân giảm/mất thăng bằng khi đi đứng

- Bệnh nhân già yếu, nằm lâu ngày không vận động giảm thăng bằng

- Bệnh nhân sau phẫu thuật

- Bệnh nhân sau gãy xương, thay khớp, tái tạo dây chằng, sụn chêm, viêm khớp, đau thần kinh tọa nặng...

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THANH SONG SONG TẬP ĐI

- Người bệnh đứng trong khung tập và 2 tay nắm vào 2 thanh vịn inox 2 bên và tập bước đi tới trước .

- Trường hợp người bị liệt – yếu ½ người, bên phía liệt tay không thể nắm chắc vào thanh vịn thì phải có sự hổ trợ của KTV hoặc người thân .

- Đoạn tập đi trong khung tập này thường là người bệnh ở giai đoạn rất yếu nên cần thiết phải có sự hổ trợ của thầy thuốc hoặc người thân của người bệnh.

- Giữa hai thanh song song có miếng gỗ dài dùng để ngăn 2 bàn chân người bệnh không bắt chéo vào nhau . Người bệnh cũng có thể nắm tay vào thanh song song tập đứng lên và ngồi xuống để tập mạnh cơ 2 chân và gia tăng tầm hoạt động các khớp như: khớp hông, khớp gối, kéo dãn gân gót, khớp vai, khớp khuỷu tay, khớp cổ tay ...

- Phía trước khung tập đi này thường trang bị gương soi để người bệnh nhìn vào đó luyện dáng đi đúng, dáng đi đẹp. Nhất là đối với người bệnh tai biến mạch máu não thường để lại di chứng liệt nửa người ,vai liệt thường bị lệch nên khi tập đi cần phải nhìn vào gương và nâng vai lên để tập cho bằng vai bên bình thường .

- Khung tập đi song song loại này là dụng cụ hỗ trợ rất quan trọng cho người khuyết tật trong bước đầu tập đi và tập luyện dáng đi .

- Và nhiều mục đích sử dụng khác theo chỉ định và hướng dẫn của nhà chuyên môn,

* 6 Cách tập cơ bản với thanh song song tập đi

1. Tập chịu sức nặng chân yếu:

- Đối với người bệnh có 1 chân yếu : Đứng trên chân yếu, tay mạnh nắm vào thanh tập, chân mạnh co lên khỏi mặt đất, hạ xuống rồi lại co lên, sau đó khi co chân mạnh lên có thể giữ lại và đếm 1 đến 5 rồi hạ chân mạnh xuống hoặc đếm 1 đến 10 rồi hạ chân xuống ... cứ thế lặp lại nhiều lần tùy vào sức của người bệnh, một lần tập khoảng 10-20 lần như vậy.

- Đối với người bệnh có 2 chân yếu (liệt hạ chi): Người bệnh đứng chịu sức trên cả 2 chân, 2 tay nắm chặt vào thanh tập 2 bên đồng thời nghiêng sang 2 bên, cứ lập đi lặp lại nhiều lần như thế. Trường hợp 2 chân quá yếu người bệnh cần phải mang nẹp giữ 2 gối để tránh 2 chân không bị duỗi thái quá khi tập.

2. Tập thăng bằng:

- Người bệnh đứng trên 2 chân, đồng thời đưa 2 tay ra phía trước, đưa lên đầu và đưa 2 tay dang ngang. Cách tập này phải có sự trợ giúp của nhân viên y tế để hổ trợ tay yếu làm hết cử động vì tay bên yếu không thể đưa lên cùng lúc với tay bên mạnh. Sau đó người bệnh đứng trên 1 chân yếu ,đổi sang chân mạnh và 2 tay cũng làm động tác như thế ...

- Đối với người bị liệt 2 chân phải mang nẹp giữ 2 gối và có sự hỗ trợ của nhân viên y tế và 2 chân người bệnh phải có lực cơ đủ mạnh để chịu sức trên 2 chân.

3. Tập mạnh chi trên:

- Tay bên mạnh của người bệnh nắm chặt vào thanh tập, tay yếu đưa từ từ lên đầu rồi hạ xuống, đưa dang ngang rồi áp vào với sự trợ giúp của nhân viên y tế hoặc tay yếu nắm vào thanh tập chịu sức đều trên 2 chân đồng thời nhón gót lên, động tác này tập chịu sức trên tay yếu và giúp mạnh cơ tay ....

- Đối với người bị liệt 2 chân, người bệnh dùng 2 tay của mình nắm chắc vào thanh tập 2 bên chịu sức đều trên 2 cánh tay nhấc người lên rồi hạ xuống,thực hiện động tác này nhiều lần giúp lực cơ 2 tay rất mạnh. Đây là động tác tập mạnh cơ 2 tay hiệu quả nhất và cần nhất để người bệnh sử dụng nạng tập đi sau này.

4. Tập kiểm soát khung chậu: Người bệnh đứng thẳng chịu lực đều trên 2 chân, nhân viên y tế thử bằng cách cho một lực nhẹ vào chân yếu xem người bệnh có chịu lực hay không. Hướng dẫn người bệnh tập nghiêng sang chân yếu rồi tập nghiêng sang bên chân mạnh,cứ thế lặp đi lặp lại nhiều lần.

5. Tập sử dụng chân giả: cách tập đi trong khung này cũng giống như người có chân bị yếu. Người bệnh cũng tập thăng bằng, tập chịu sức trên chân giả,tập mạnh chi trên...

6. Tập dáng đi cơ bản:

- Khi tập phương pháp này cần trang bị thêm 1 cái gương phía trước khung đi song song để người bệnh nhìn vào sửa dáng đi của mình cho đúng. Nhật là đối với người bị yếu nửa người do di chứng tai biến mạch máu não khớp vai thường bị lệch, đi không chịu sức nặng bên chân yếu nên dáng đi thường bị khập khiễng...

- Người bệnh cũng có thể nắm tay vào thanh song song tập đứng lên và ngồi xuống để tập mạnh cơ 2 chân và gia tăng tầm hoạt động các khợp như : khớp hông, khớp gối, kéo dãn gân gót, khớp vai, khớp khuỷu tay, khớp cổ tay ...

Nên tập theo sự chỉ dẫn để mang lại hiệu quả tập luyện tốt nhất.

Khung tập đi song song là dụng cụ không thể thiếu trong các phòng tập Phục hồi chức năng , là dụng cụ hỗ trợ rất quan trọng cho người bị yếu liệt chi đưới trong giai đoạn đầu tập đi và tập luyện dáng đi .

Và nhiều mục đích sử dụng khác theo chỉ định và hướng dẫn của nhà chuyên môn,

Nên tập theo sự chỉ dẫn để mang lại hiệu quả tập luyện tốt nhất.

Bài viết liên quan

Hỗ trợ trực tuyến

  • -

    0982 612 136
  • -

    0982 612136

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn